Helping the helpers Immunity doi:10.1016/j.immuni.2009.08.001 (2009)
Như chúng ta biết hiện nay trong hệ thống miễn dịch, helper T cell tiết những phân tử tín hiệu gọi là cytokine để hoạt hóa những tế bào miễn dịch khác. Một lớp nhỏ của hepper T cell, CD4+ Th17 cells, có thể kích thích bệnh tự miễn như bệnh đa xơ cứng (multiple sclerosis) khi chúng tiết những phân tử có vai trò trong quá trình tiền viêm nhiễm (proinflammatory) là cytokine IL-17
Nói thêm 1 chút về mặt phân loại, CD4+ helper T cells hiện nay được chia thành 3 loại (trước đây gồm 2 là Th1 và Th2 cells):
- Th1 cells: kích thích quá trình phân hủy thông qua các phagocyte và tiêu diệt vi khuẩn, là 1 nhân tố chìa khóa trong miễn dịch qua trung gian tế bào ( cell-mediated immunity)
- Th2 cells: kích thích độc lập với phagocyte, miễn dịch qua trung gian eosinophil, chúng đặc biệt hiệu quả trong việc chống lại các tác nhân giun kí sinh (helminthic parasites)
- Th17 cells: tiết Il-17 và Il-22, là các nhân tố trung gian cơ bản trong quá trình viêm nhiễm (Following "Basic immunology"-Functions and Disorders of the Immune System-The Third Edition, 2009)
Kingston Mills và cộng sự tại Trinity College, Dublin đã chỉ ra một loại tế bào T khác ngoài Th17 cells có vai trò trong miễn dịch tự miễn là γδ T cell. Nhóm này thể hiện rằng những tế bào γδ T cells đóng vai trò là 1 nguồn sản xuất IL-17 và những phân tử tín hiệu khác khi được kích hoạt bởi những cytokine khi nghiên cứu trong in vitro và trong chuột.
Nhóm các nhà khoa học trên cũng phár hiện γδ T cells tiết Il-17 trong não chuột bị bệnh tự miễn- và rằng chính quá trình tiết Il-17 của CD4+ cells này đã gây nên bệnh ở chuột. Trong in vitro, γδ T cells hoạt hóa khuếch đại việc sản xuất Il-17 thông qua CD4+ Th17 cells.
Nature, Volume 460 Number 7258 pp933-1050,20 August 2009, Reserch Highlight
_________________ Nothing is impossible!
|